Mesh wifi là công nghệ thiết lập mạng Wifi của nhiều router thành chung 1 tên mạng (SSID) để đảm bảo kết nối mạng được đồng nhất, thông suốt và không bị gián đoạn khi di chuyển, thiết bị sẽ tự động bắt sóng wifi của router gần nhất để cho kết nối được mạnh nhất. Nay Công ty Huy Hoàng xin chia sẻ với anh em về cách thiết lập mạng mesh ở nhà mình.
Mesh nghĩa là lưới, mạng mesh wifi nghĩa là mạng wifi dạng lưới, anh em có thể tưởng tượng nó giống như cái lưới đánh cá vậy, nhiều router kết nối với nhau tạo thành một mạng wifi đồng nhất, trong đó mỗi router sẽ gọi là 1 cái node.
Về cơ bản, có 3 cách thiết lập mesh là wireless mesh và wired mesh, trong đó:
1. Wireless mesh: các node sẽ kết nối với nhau bằng sóng wifi
2. Wired mesh cơ bản: các node sẽ kết nối với nhau bằng cáp LAN
-----
3. Wired mesh nâng cao: từ switch chia ra nhiều cáp LAN, mỗi node sẽ nối với switch bằng cáp LAN riêng biệt
Với những thiết bị wifi mesh dùng cho gia đình, chúng ta có thể cài đặt từ 2 - 9 node để mở rộng vùng phủ sóng wifi. Đa số các bộ wifi mesh đều hỗ trợ cách mesh 1 và 2, một số thương hiệu sẽ có thêm mesh nâng cao sẽ hỗ trợ kiểu mesh thứ 3 kể trên.
Với cách kết nối số 1, sử dụng wireless mesh, các node sẽ kết nối với nhau bằng wifi, lúc này tốc độ mạng của các node con sẽ bị suy giảm khi ở xa node chính, dẫn tới việc tốc độ mạng không đồng đều, đặc biệt là khi giữa 2 node bị ngăn cách bởi tường bê-tông hoặc vật liệu bằng kim loại. Node chính sẽ phát sóng wifi cho node ở xa, cứ vậy mà tiếp sóng cho những cái tiếp theo, càng làm cho tốc độ kết nối mạng bị suy giảm. Lúc này các node con sẽ phụ thuộc hoàn toàn vào node chính.
Với cách kết nối số 2, wired mesh cơ bản thì chúng ta sẽ cài đặt 1 node chính và nhiều node phụ. Các node sẽ kết nối với nhau bằng cáp LAN thay cho sóng wifi, vì vậy các node không cần phải nằm trong vùng phủ sóng của nhau và tốc độ của các node con vẫn được đảm bảo bằng 90-99% node chính.
Tuy tốc độ của wired mesh cơ bản nhanh và ổn định hơn wireless mesh nhưng nó vẫn là dạng kết nối chính - phụ, vì vậy giả sử điện thoại của chúng ta đang kết nối với node con thì dữ liệu sẽ phải chạy từ node con qua node chính, sau đó uplink lên modem nhà mạng rồi mới ra ngoài, dẫn tới việc độ trễ cao hơn, tương tự là chiều downlink từ thiết bị mạng xuống điện thoại. Ngoài ra, node con sẽ bị rớt internet nếu node chính bị rớt mạng hoặc mất điện.
Cách wired mesh nâng cao sẽ giúp khắc phục được nhược điểm của wired mesh cơ bản. Lúc này mỗi node sẽ kết nối riêng với switch bằng cáp LAN, từng node sẽ được coi như 1 node chính, không phụ thuộc vào nhau, dữ liệu sẽ uplink trực tiếp lên modem và ra ngoài. Để kiểm tra thiết bị của anh em có hỗ trợ mesh nâng cao không, hãy xem trong mục cài đặt mesh.
Đây là sơ đồ mesh ở nhà mình, 3 node kết nối với nhau kiểu mesh thứ 3 (wired mesh nâng cao)
Như anh em có thể thấy, từ switch gigabit, mình kéo ra 3 sợi dây LAN để cấp mạng cho 3 node. Kết nối mạng của các node sẽ phụ thuộc vào modem nhà mạng và switch mà thôi. Trong đó, Node 1 sẽ phát wifi cho phòng khách, phòng bếp và phòng số 2. Node 2 sẽ phát wifi cho phòng số 1 và phòng số 3, cuối cùng là Node 3 sẽ phát wifi cho phòng 4-5-6 và sân thượng.
Ở trường hợp này, giả sử node 2 bị hư hoặc mất điện thì các node kia vẫn sử dụng được bình thường, không bị ảnh hưởng, node 1 vẫn có thể phát wifi cho phòng số 1 và node 3 sẽ phát sóng cho phòng số 3.
Hy vọng chia sẻ của mình sẽ giúp anh em tìm ra được cách thiết lập mesh wifi phù hợp nhất với nhu cầu của mình.
>> Cách cấu hình hệ thống WiFi Mesh nhanh chóng - dễ dàng
***Ngoài ra bên em cũng chuyên Mua Bán, Sửa Chữa, Bảo Trì: MỰC IN, MÁY IN, LAPTOP, MÁY TÍNH, CAMERA, MÁY CHẤM CÔNG, MÁY HỦY GIẤY, MÁY FAX, MÁY ĐẾM TIỀN & LINH KIỆN ĐIỆN TỬ......
Công ty Huy Hoàng với hơn 20 năm kinh nghiệm trong nghề bảo đảm sẽ làm quý khách hài lòng!
Thông tin chi tiết về sản phẩm quý Anh/Chị có thể truy cập trực tiếp vào WEBSITE hoặc liên hệ với Huy Hoàng qua số Hotline/Zalo: 0908 28 28 57 để được tư vấn miễn phí nhé!
(Nguồn: Tinh Tế)